Giải pháp thứ nhất, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo đò là: nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu đối với công tác văn học, nghệ thuật. Chú trọng tính đặc thù, nhạy cảm, tinh tế của văn học, nghệ thuật, vừa đảm bảo phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa đảm bảo tự do, dân chủ trong sáng tạo; khơi dậy và phát huy mạnh mẽ khát vọng cống hiến, năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thể chế hóa chủ trương, quy định của Đảng về văn học, nghệ thuật.
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật; phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ văn nghệ sĩ tham gia xây dựng và bảo vệ nền văn hóa, văn học, nghệ thuật dân tộc, góp phần tích cực triển khai hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Thứ hai, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn học, nghệ thuật, thực hiện: Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật đối với văn học, nghệ thuật phù hợp với định hướng phát triển và yêu cầu thực tiễn, tạo đột phá trong thu hút và phân bổ nguồn lực; tăng cường xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật; khuyến khích gắn kết giữa phát triển văn học, nghệ thuật với các ngành du lịch, dịch vụ; từng bước tạo lập các chương trình, sản phẩm, thương hiệu trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Trước mắt, thành lập các chi Hội Văn học - Nghệ thuật cấp huyện trực thuộc Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, tiến tới thành lập Hội Văn học - Nghệ thuật cấp huyện, thị khi đủ điều kiện.
Từng bước phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; xây dựng các quy định để điều chỉnh hành vi ứng xử, chuẩn mực của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh. Triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; nâng cao ý thức pháp luật bảo vệ quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả. Rà soát, hoàn thiện các chương trình giáo dục cho thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên trong nhà trường theo quy định; từng bước nâng cao trình độ, năng lực cảm thụ thẩm mỹ của công chúng.
Thứ ba, thực hiện tốt công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí nguồn lực cán bộ lãnh đạo, quản lý tham mưu trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, uy tín, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có cơ chế, chính sách ưu tiên, đột phá trong thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ các tài năng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị
Quan tâm xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ văn nghệ sĩ trẻ, nữ, công tác tại vùng sâu, vùng xa, trong lực lượng vũ trang, đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục đào tạo tài năng nghệ thuật; xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ đồng bộ cả về số lượng và chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, có khát vọng cống hiến cho đất nước. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển văn hóa Bình Phước đa dạng, bản sắc và hội nhập, xây dựng con người Bình Phước hòa hợp, nghĩa tình, tự cường, kỷ cương, sáng tạo. Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng, học thuật, thực hành dân chủ trong hoạt động văn học nghệ thuật; khuyến khích những tìm tòi mới làm phong phú bản sắc văn hóa Việt Nam.
Đại hội Đại biểu Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022 - 2027
Thứ tư, tiếp tục củng cố tổ chức và đổi mới hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, tập hợp được đông đảo văn nghệ sĩ tham gia, phát triển hội viên cả về số lượng và chất lượng; khuyến khích tự do sáng tạo, thực thi quyền tác giả.
Quan tâm củng cố tổ chức và hoạt động của đội ngũ biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, có cơ chế để thu hút đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên có trình độ chuyên môn cao, xây dựng Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh xứng tầm với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và xu hướng phát triển của văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao về văn hóa tinh thần của các tầng lớp Nhân dân.
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bố trí kinh phí từ ngân sách, đẩy mạnh xã hội hóa nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo theo hướng chuẩn hóa và trẻ hóa; phát huy vai trò của Hội trong việc đề xuất và thực hiện nhiệm vụ được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao, nhất là việc thực hiện chức năng phản biện, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, làm tốt vai trò cầu nối giữa đội ngũ văn nghệ sĩ với cấp ủy đảng, chính quyền; nâng cao chất lượng Tạp chí Văn nghệ Bình Phước.
Thứ năm, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền: Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thông và các nền tảng mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đến công chúng, góp phần quảng bá hình ảnh tỉnh Bình Phước.
Có cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích các tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể tham gia sáng tạo và thụ hưởng các giá trị văn học, nghệ thuật; bảo tồn, truyền bá các loại hình văn học, nghệ thuật cổ truyền của dân tộc. Phát triển phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng lành mạnh, phong phú, đa dạng, giàu bản sắc, phục vụ đông đảo các tầng lớp hân dân; phát huy vai trò của các nghệ nhân trong việc phổ biến và truyền dạy văn hóa, văn nghệ dân gian.
Thứ sáu, tăng cường hoạt động giao lưu, hợp tác phát triển văn học, nghệ thuật như: Tăng cường giao lưu, hợp tác phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật với các địa phương là trung tâm văn hóa, văn học nghệ thuật trong cả nước, các tỉnh thành trong khu vực Đông Nam Bộ và các địa phương nước ngoài có ký kết hợp tác phát triển với tỉnh; chú trọng liên kết, trao đổi về đào tạo, bồi dưỡng tài năng văn học, nghệ thuật, nhất là tài năng trẻ; tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ văn nghệ sĩ hợp tác, giao lưu, tiếp cận với các xu hướng, sản phẩm văn học, nghệ thuật mới, tiến bộ trên thế giới.
Tỉnh ủy cũng đã giáo nhiện vụ cho các cơ quan, đơn vị và địa phương căn cứ các nhiệm vụ được giáo trong Kế hoạch số 297-KH/TU, ngày 07/10/2024 để tổ chức thực hiện có hiệu quả; tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cán bộ, đảng viên, đội ngũ văn nghệ sĩ và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo, thể chế hóa chính sách và nguồn lực cho phát triển văn học, nghệ thuật; đưa nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tỉnh ủy yêu cầu việc thực hiện Kết luận số 84-KL/TW, ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” phải được tiến hành đồng bộ với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật, gắn với thực tiễn của địa phương, đơn vị.