Theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Ngày Pháp luật được tổ chức để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Ý NGHĨA NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; là cơ hội để tổ chức nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cộng đồng thông qua những cách thức khác nhau. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội; từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.
Ngày Pháp luật Việt Nam có nguồn gốc từ sự kiện lịch sử quan trọng là ngày ban hành Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (ngày 9/11/1946). Là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, Hiến pháp năm 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, là sự khẳng định mạnh mẽ các giá trị dân chủ, dân quyền, thượng tôn pháp luật và còn tồn tại bền vững cho đến ngày hôm nay. Các giá trị đó thể hiện tập trung nhất tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, được kế thừa trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992.
Để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật và giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người, Quốc hội Việt Nam đã quyết định chọn ngày 9/11 làm Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Ngày Pháp luật) trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012.
Đây là một sự kiện có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của Nhà nước pháp quyền và xã hội dân chủ ở Việt Nam. Hằng năm, vào Ngày Pháp luật, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư trên cả nước đều tổ chức nhiều hoạt động như PBGDPL; tổng kết, đánh giá công tác xây dựng, thi hành pháp luật; tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực này.
Ngày Pháp luật khơi dậy trong mọi cá nhân công dân ý thức về trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi của mình mà tham gia một cách tích cực vào các sinh hoạt của đời sống chính trị và đời sống xã hội. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.
CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PBGDPL
Nhằm thực hiện các hoạt động PBGDPL, Nhà nước đưa ra các chính sách về PBGDPL. Trong đó xác định, đây là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác PBGDPL; thực hiện xã hội hóa công tác PBGDPL; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác PBGDPL. Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục THCS, THPT, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội. Từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.
Ngày Pháp luật cũng là dịp để nhắc nhở, giáo dục, hướng mọi tổ chức, cá nhân sống và làm việc theo pháp luật. Đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân nói chung và cán bộ, công chức, viên chức nói riêng trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội.
CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT PHẢI TẠO ĐỘNG LỰC MẠNH MẼ CHO PHÁT TRIỂN
Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam, ngày 7/11, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, phương hướng đến hết nhiệm kỳ.
Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của Ngành, nhất là trong công tác hoàn thiện thể chế, trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện pháp luật; một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ hoặc đã thể chế nhưng tính khả thi không cao. Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi. Dấu hiệu bị tác động, “lợi ích nhóm” trong quá trình xây dựng, thẩm định các văn bản pháp luật là đáng lo ngại, gây ra thiệt hại, thậm chí tạo khúc quanh đối với phát triển...
Tổng Bí thư nêu rõ, công tác xây dựng pháp luật có vai trò, vị trí, tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa then chốt để nắm bắt cơ hội, khơi thông, huy động mạnh mẽ nguồn lực cho phát triển, chăm lo cho Nhân dân.
Để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, sớm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược mà Đảng đã đề ra, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị trong thời gian tới, Bộ, ngành Tư pháp cần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, trong đó, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật cần phải trên tinh thần là dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”.
Về yêu cầu đối với chương trình xây dựng luật, pháp luật do Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp chỉ đạo đề xuất hằng năm, phải trên cơ sở thực tiễn phát triển của Việt Nam, những điểm nghẽn, nút thắt có nguyên nhân từ quy định của pháp luật cần tháo gỡ; những vấn đề mới, thực tiễn phát triển nóng bỏng chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh; những chủ trương mới của Đảng chưa được thể chế hóa để xây dựng, đề xuất chương trình.
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải thật sự sống động, thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, phản ánh hơi thở thực tiễn, bám sát thực tiễn, giải quyết vấn đề thực tiễn; phải tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại; tạo cơ sở pháp lý hình thành các động lực tăng trưởng mới, các quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất mới, các ngành công nghiệp mới.
Đồng thời, tập trung xây dựng hành lang pháp lý cho những vấn đề mới; xu hướng mới (cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…); thực hiện cơ chế “sửa một luật, điều chỉnh nhiều luật” để khắc phục ngay tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo của các luật; hình thành cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước.
Tổng Bí thư lưu ý việc phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật; nâng cao trách nhiệm tham gia hội nhập quốc tế, trách nhiệm xây dựng luật pháp quốc tế, bảo vệ quyền lợi của Việt Nam.
Trên cơ sở các kiến nghị, đề xuất của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp và ý kiến phát biểu, Tổng Bí thư nhất trí xem xét đưa vào chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 nội dung nghiên cứu xây dựng, trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về “đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới”.
Tổng Bí thư tin tưởng, với truyền thống gần 80 năm xây dựng và trưởng thành, với tâm huyết, khát khao, trí tuệ, Bộ, ngành Tư pháp nhất định sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước.
Ý NGHĨA NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; là cơ hội để tổ chức nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cộng đồng thông qua những cách thức khác nhau. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội; từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.
Ngày Pháp luật Việt Nam có nguồn gốc từ sự kiện lịch sử quan trọng là ngày ban hành Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (ngày 9/11/1946). Là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, Hiến pháp năm 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, là sự khẳng định mạnh mẽ các giá trị dân chủ, dân quyền, thượng tôn pháp luật và còn tồn tại bền vững cho đến ngày hôm nay. Các giá trị đó thể hiện tập trung nhất tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, được kế thừa trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992.
Để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật và giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người, Quốc hội Việt Nam đã quyết định chọn ngày 9/11 làm Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Ngày Pháp luật) trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012.
Đây là một sự kiện có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của Nhà nước pháp quyền và xã hội dân chủ ở Việt Nam. Hằng năm, vào Ngày Pháp luật, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư trên cả nước đều tổ chức nhiều hoạt động như PBGDPL; tổng kết, đánh giá công tác xây dựng, thi hành pháp luật; tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực này.
Ngày Pháp luật khơi dậy trong mọi cá nhân công dân ý thức về trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi của mình mà tham gia một cách tích cực vào các sinh hoạt của đời sống chính trị và đời sống xã hội. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.
CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PBGDPL
Nhằm thực hiện các hoạt động PBGDPL, Nhà nước đưa ra các chính sách về PBGDPL. Trong đó xác định, đây là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác PBGDPL; thực hiện xã hội hóa công tác PBGDPL; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác PBGDPL. Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục THCS, THPT, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam, ngày 7/11, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, phương hướng đến hết nhiệm kỳ.
Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội. Từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.
Ngày Pháp luật cũng là dịp để nhắc nhở, giáo dục, hướng mọi tổ chức, cá nhân sống và làm việc theo pháp luật. Đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân nói chung và cán bộ, công chức, viên chức nói riêng trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội.
CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT PHẢI TẠO ĐỘNG LỰC MẠNH MẼ CHO PHÁT TRIỂN
Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam, ngày 7/11, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, phương hướng đến hết nhiệm kỳ.
Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của Ngành, nhất là trong công tác hoàn thiện thể chế, trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện pháp luật; một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ hoặc đã thể chế nhưng tính khả thi không cao. Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi. Dấu hiệu bị tác động, “lợi ích nhóm” trong quá trình xây dựng, thẩm định các văn bản pháp luật là đáng lo ngại, gây ra thiệt hại, thậm chí tạo khúc quanh đối với phát triển...
Tổng Bí thư nêu rõ, công tác xây dựng pháp luật có vai trò, vị trí, tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa then chốt để nắm bắt cơ hội, khơi thông, huy động mạnh mẽ nguồn lực cho phát triển, chăm lo cho Nhân dân.
Để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, sớm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược mà Đảng đã đề ra, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị trong thời gian tới, Bộ, ngành Tư pháp cần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, trong đó, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật cần phải trên tinh thần là dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”.
Về yêu cầu đối với chương trình xây dựng luật, pháp luật do Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp chỉ đạo đề xuất hằng năm, phải trên cơ sở thực tiễn phát triển của Việt Nam, những điểm nghẽn, nút thắt có nguyên nhân từ quy định của pháp luật cần tháo gỡ; những vấn đề mới, thực tiễn phát triển nóng bỏng chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh; những chủ trương mới của Đảng chưa được thể chế hóa để xây dựng, đề xuất chương trình.
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải thật sự sống động, thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, phản ánh hơi thở thực tiễn, bám sát thực tiễn, giải quyết vấn đề thực tiễn; phải tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại; tạo cơ sở pháp lý hình thành các động lực tăng trưởng mới, các quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất mới, các ngành công nghiệp mới.
Đồng thời, tập trung xây dựng hành lang pháp lý cho những vấn đề mới; xu hướng mới (cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…); thực hiện cơ chế “sửa một luật, điều chỉnh nhiều luật” để khắc phục ngay tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo của các luật; hình thành cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước.
Tổng Bí thư lưu ý việc phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật; nâng cao trách nhiệm tham gia hội nhập quốc tế, trách nhiệm xây dựng luật pháp quốc tế, bảo vệ quyền lợi của Việt Nam.
Trên cơ sở các kiến nghị, đề xuất của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp và ý kiến phát biểu, Tổng Bí thư nhất trí xem xét đưa vào chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 nội dung nghiên cứu xây dựng, trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về “đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới”.
Tổng Bí thư tin tưởng, với truyền thống gần 80 năm xây dựng và trưởng thành, với tâm huyết, khát khao, trí tuệ, Bộ, ngành Tư pháp nhất định sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước.