Đến cuối tháng 10 năm 2024, toàn huyện Lộc Ninh có 25 trường hợp người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn ưu đãi với tổng số tiền đã giải ngân hơn 1,7 tỷ đồng. Các hộ đều sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.
Theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ, đối tượng được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH gồm: Người chấp hành xong án phạt tù bao gồm người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá; cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 5 năm.
Đối với người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn theo phương thức thông qua hộ gia đình. Cơ sở sản xuất kinh doanh vay vốn theo phương thức cho vay trực tiếp. Mức vốn cho vay tối đa để đào tạo nghề là 4 triệu đồng/tháng, để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù. Cơ sở sản xuất, kinh doanh được vay tối đa 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/lao động.
Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Lộc Ninh cho biết: Tín dụng ưu đãi đối với người chấp hành xong án phạt tù là một chính sách nhân văn và kịp thời, được các địa phương, người dân liên quan đánh giá cao, đem lại hiệu quả tích cực về kinh tế, xã hội, góp phần ổn định an ninh trật tự tại địa phương.
Gia đình anh Lâm Tấn H, xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh là một trong những hộ được vay 100 triệu đồng vốn vay ưu đãi theo Quyết định 22 của Chính phủ đầu năm 2024 chia sẻ: "Đối với người chấp hành xong án phạt tù khi trở về địa phương phải đối mặt với nhiều rào cản, khó khăn nên cơ hội việc làm cũng hạn chế. Nguồn vốn trên giúp gia đình tôi đầu tư, phát triển thêm cây ngắn ngày và chuyển đổi trồng 8 sào cây sầu riêng đang phát triển tốt"
Ngay sau khi Quyết định 22 của Chính phủ có hiệu lực, Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi đối với người chấp hành xong án phạt tù. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng chức năng, sở, ban, ngành, hội, đoàn thể triển khai quy trình, thủ tục cho vay; quản lý, huy động và sử dụng nguồn vốn, thực hiện cho vay đúng đối tượng, điều kiện theo quy định.
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi trên, các hộ gia đình có điều kiện đầu tư chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ, đối tượng được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH gồm: Người chấp hành xong án phạt tù bao gồm người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá; cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 5 năm.
Đối với người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn theo phương thức thông qua hộ gia đình. Cơ sở sản xuất kinh doanh vay vốn theo phương thức cho vay trực tiếp. Mức vốn cho vay tối đa để đào tạo nghề là 4 triệu đồng/tháng, để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù. Cơ sở sản xuất, kinh doanh được vay tối đa 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/lao động.
Lãnh đạo huyện và NHCSXH tỉnh kiểm các hộ vay vốn theo Quyết định số 22 tại xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh
Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Lộc Ninh cho biết: Tín dụng ưu đãi đối với người chấp hành xong án phạt tù là một chính sách nhân văn và kịp thời, được các địa phương, người dân liên quan đánh giá cao, đem lại hiệu quả tích cực về kinh tế, xã hội, góp phần ổn định an ninh trật tự tại địa phương.
Gia đình anh Lâm Tấn H, xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh là một trong những hộ được vay 100 triệu đồng vốn vay ưu đãi theo Quyết định 22 của Chính phủ đầu năm 2024 chia sẻ: "Đối với người chấp hành xong án phạt tù khi trở về địa phương phải đối mặt với nhiều rào cản, khó khăn nên cơ hội việc làm cũng hạn chế. Nguồn vốn trên giúp gia đình tôi đầu tư, phát triển thêm cây ngắn ngày và chuyển đổi trồng 8 sào cây sầu riêng đang phát triển tốt"
Ngay sau khi Quyết định 22 của Chính phủ có hiệu lực, Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi đối với người chấp hành xong án phạt tù. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng chức năng, sở, ban, ngành, hội, đoàn thể triển khai quy trình, thủ tục cho vay; quản lý, huy động và sử dụng nguồn vốn, thực hiện cho vay đúng đối tượng, điều kiện theo quy định.
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi trên, các hộ gia đình có điều kiện đầu tư chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.